Nắng nóng gay gắt, nước giải khát, giải nhiệt đắt hàng
Chiến sự Ukraine ngày 758: Nga 'quét sạch' biên giới, ra cảnh báo với Nhật Bản
chẳng cần biết thế giới ra sao
Sedan hạng D: Toyota Camry và Mazda6 đồng loạt tăng mạnh
Lý Văn Chiến (Đại học Hải Phòng), về nhất cự ly 3km sinh viên cho hay: "Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Trông có vẻ quá tuổi nhưng thật ra tôi từng là VĐV chạy bộ và tham dự các cuộc thi marathon. Sau khoảng thời gian thử thách bản thân, tôi theo học sư phạm giáo dục thể chất với mong muốn lan tỏa tinh thần rèn luyện chạy bộ nói riêng và thể thao nói chung tới thế hệ trẻ Việt Nam".
Chủ trì buổi họp về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỉ diễn ra mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã chỉ đạo Sở Nội vụ khẩn trương rà soát, điều chỉnh nội dung (thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án…) theo đúng đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu, đề xuất, dự thảo quyết định, trình UBND TP trước 3.3.Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở Tài chính) được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với sở, ngành và các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hoàn thành trước 3.3. Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ trình ban hành Quyết định kiện toàn nhân sự Tổ công tác dự án để làm cơ sở đàm phán, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán dự án; tham mưu, đề xuất UBND TP cùng thời điểm; khẩn trương thực hiện theo đúng kết luận chỉ đạo của nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán, trình trước 3.3.Phó chủ tịch Bùi Xuân Cường cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị kiểm tra giá trị đã thực hiện của dự án; tham mưu, đề xuất và dự thảo văn bản của UBND TP gửi Kiểm toán Nhà nước về đề nghị thực hiện kiểm toán giá trị hoàn thành của dự án, trình trước 5.3.Về thanh toán quỹ đất, lãnh đạo thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp tục đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan lập Quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư và thuê đơn vị thẩm định giá các khu đất này, báo cáo kết quả cho UBND TP tại buổi họp giao ban định kỳ.Liên quan tới nội dung này, UBND Q.Bình Thạnh được giao xem xét đề xuất của nhà đầu tư, khẩn trương thực hiện các thủ tục điều chỉnh chỉ tiêu Quy hoạch lô đất số 762 Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạnh theo đúng quy định; UBND Q.7 cập nhật Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại lô đất ký hiệu C8A, P.Tân Phú, Q.7; UBND TP.Thủ Đức khẩn trương tổ chức thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 tại lô đất số 232 Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức.Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư các khu đất, hoàn thành trong tháng 3. Ngoài ra, các sở GTCC, Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan khẩn trương xem xét, đề xuất UBND TP về các nội dung đơn vị vận hành, định mức vận hành, bàn giao tài sản công trình... cũng trình trong tháng 3.Trước đó, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng đã có "tối hậu thư" yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng. Đồng thời, thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở và lập kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định; tham mưu, đề xuất UBND TP trước ngày 10.2.Sở Kế hoạch và Đầu tư còn được giao trách nhiệm chủ trì đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng BT, đề xuất UBND TP theo đúng quy định; rà soát, đề xuất đơn vị quản lý nguồn tiền ngân sách để thanh toán cho dự án, phấn đấu hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng trước ngày 31.12.Gần 9 năm vướng mắc, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng đã "ngốn" rất nhiều văn bản khẩn, Nghị quyết đặc thù, "tối hậu thư", song, lời hứa về đích của công trình cấp bách này vẫn chưa được thực hiện dù đã đạt hơn 97% tiến độ thi công.
Nhiều hướng đi cho học sinh hoàn thành lớp 9
Cuối năm 2024, Tổng cục Thuế (nay là Cục Thuế) có Công văn số 6369 gửi các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán danh sách các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam và đề nghị các đơn vị thông báo danh sách này cho các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế khi thực hiện thanh toán cho các giao dịch với NCCNN theo quy định.Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận được phản ánh của một số hội viên về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, Công văn số 6369 chỉ cung cấp tên và địa chỉ website của NCCNN cho các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền căn cứ trên yêu cầu của khách hàng. Lệnh chuyển tiền không yêu cầu thông tin website của người thụ hưởng. Do đó, thông tin website mà Tổng cục Thuế cung cấp hoàn toàn không thể sử dụng được để xác định người thụ hưởng. Nếu chỉ căn cứ trên thông tin là tên người thụ hưởng để khấu trừ thuế thì sẽ phát sinh rủi ro khấu trừ thuế không đúng đối tượng do có thể có nhiều NCCNN trùng tên công ty.Đồng thời, NHTM không thể xác định chính xác được giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ nào là giao dịch của cá nhân. NHTM chỉ có thể xác định được người chuyển tiền, thanh toán là cá nhân hoặc tổ chức, không thể xác định được người mua thực sự là ai. Theo quy định tại khoản 3 điều 30 Nghị định 126, trường hợp NHTM không thể khấu trừ, nộp thay thì NHTM phải có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế. Tiêu chí xác định "không thể khấu trừ, nộp thay" phát sinh trong các trường hợp nào và NHTM phải theo dõi, báo cáo số tiền đó đến bao lâu... Nội dung này chưa rõ để NHTM thực hiện.Đối với việc tính thuế, NHTM không tham gia vào giao dịch mua bán, nên không nắm được bản chất giao dịch, không có đầy đủ thông tin để xác định được đúng ngành kinh doanh, không xác định được loại hàng hóa, dịch vụ mua bán để xác định mức thuế suất làm cơ sở khấu trừ thuế theo quy định. NHTM chỉ là trung gian thanh toán, tuy nhiên chưa có quy định nào của pháp luật về việc miễn trừ hoặc giới hạn trách nhiệm cho NHTM nên phát sinh rủi ro bị đòi bồi thường hoặc khiếu kiện từ NCCNN cũng như rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, theo quy định về tỷ giá nộp thuế thì áp dụng theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản. Thực tế, hầu hết các NCCNN không có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam. Vậy trường hợp này, NHTM xác định theo tỷ giá nào cũng cần được làm rõ.Để tháo gỡ những khó khăn trên, các NHTM kiến nghị Bộ Tài chính, Cục Thuế sớm có văn bản hướng dẫn lệnh chuyển tiền không có nội dung website, cơ quan thuế cung cấp tối thiểu các thông tin sau để các NHTM xác định đúng đối tượng phải khấu trừ như tên, số tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng. Đề nghị bổ sung quy định cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN phải xác định cụ thể tỷ lệ tính thuế và cung cấp cho NHTM theo yêu cầu của NHTM để thực hiện khấu trừ, đồng thời chịu trách nhiệm nếu xác định sai tỷ lệ này. Đồng thời, đề nghị cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho các NCCNN nắm được thông tin về quy định khấu trừ, tránh phát sinh các khiếu nại đối với các NHTM tại Việt Nam. Tổng cục Thuế xem xét lại yêu cầu khấu trừ thuế đối với dịch vụ trung gian nhận tiền phòng của Agoda và Booking.com, đảm bảo phù hợp với mô hình hoạt động của 2 NCCNN này và quy định tại Nghị định 126/2020 (NHTM chỉ khấu trừ khi người mua là "cá nhân ở Việt Nam").Ngoài ra, công văn đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ quy định NHTM thực hiện khấu trừ tại luật Quản lý thuế 2019. Bởi theo luật số 56, từ ngày 1.1.2025, NCCNN phải thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.